Ẩn ý vì sao yêu quái trong ‘Tây Du Ký’ đều muốn ăn thịt Đường Tăng

Trong con mắt của những yêu quái trong bộ phim “Tây Du Ký” nổi tiếng, muốn được trường thọ thì chỉ có một cách duy nhất đó là ăn thịt Đường Tăng. Điều này thật sự là một sai lầm lớn.
Sa tăng đã từng ăn thịt 9 người đi lấy kinh, nhưng vẫn là yêu quái đó thôi. Vậy làm sao ăn thịt Đường Tăng lại có thể trường sinh bất lão? Một số người nói rằng, Đường Tăng và 9 vị tăng nhân kia không giống nhau, kiếp trước của ông chính là đệ tử của Đức Phật Như Lai. Thực ra, bất kể là ai khi đã xuống thế giới mê này của con người thì đều giống nhau hết, họ đều chỉ là tăng nhân mà thôi.

1. Vật báu thật sự trong “Tây Du Ký”

Khi Bồ Tát thụ nhận chiếc áo cà sa và cây gậy tích trượng từ Đức Phật, ngài đã nhắc đến rằng: “Chiếc áo cà sa và cây gậy tích trượng này có thể tặng cho người lấy kinh dùng. Nếu người đó kiên trì quyết tâm đến cùng, khi mặc áo cà sa này sẽ có thể miễn được vòng luân hồi, giữ chiếc trượng này có thể không bị độc hại.”
Điều này cho thấy rằng kho báu thật sự chính là chiếc áo khoác cà sa và cây trượng luôn ở bên cạnh Đường Tăng. Nếu sở hữu 2 thứ này đã có thể tránh bị rơi trong vòng xoáy đầu thai luân hồi và bị độc hại. Nhưng những yêu quái trong phim đều không hiểu được điều này, chúng cho rằng thịt Đường Tăng mới là con đường để trường sinh. Điều này chính là do bản chất của chúng quyết định, coi giết người như một cách để tồn tại, nghĩ đơn giản là ăn thịt mà đắc được Đạo. Chúng thực ra ở tầng thấp, không nghĩ được điều cao xa.

2. Con đường chân chính của sự bất tử

Trong quá trình đi thỉnh kinh cũng có một số yêu quái muốn cướp lấy áo cà sa và muốn thay thế 4 thầy trò Đường Tăng để đi lấy kinh, tại sao lại không được? Đó là bởi vì bản tính quyết định, nếu như bản tính không có sự thiện lương thì sẽ không thể thành công. Áo cà sa và cây trượng đều là biểu hiện ở trên bề mặt, thực chất cái tâm kính Phật mới là tối quan trọng. Đó mới chính là bản tính, mới là bản chất của sự trường sinh bất tử.
Ngày nay có nhiều người thế nhân cũng chỉ nhận thức ở vẻ bề mặt, chứ không biết chú trọng vào “tu tâm tính”. Chỉ có thật sự cải biến từ bản tính con người mới là con đường nhanh nhất đến viên mãn.

3. Vì sao là 81 kiếp nạn và thử thách?

Với võ nghệ cao cường và phép thuật thần thông 72 phép biến hóa, Tôn Ngộ Không – Mỹ Hầu vương không chỉ là biểu tượng của sức mạnh, mà còn thể hiện những phẩm chất cao đẹp khác như lòng trung thành, sự khôn ngoan và trí tuệ.
Cuốn Tây Du Ký ra đời vào thế kỷ 16 triều nhà Minh (1368–1644) là một trong bốn tuyệt phẩm văn chương vĩ đại nhất của Trung Quốc.
Tiểu thuyết mô tả cuộc phiêu lưu ở thế kỷ thứ 7 thời nhà Đường (618-907) hay câu chuyện thỉnh kinh của Đường Tam Tạng-Huyền Trang cùng đệ tử của ông tới Tây Trúc nay là Ấn Độ với hy vọng mang kinh sách của Phật về Trung Quốc.
Chuyến đi phi thường xoay quanh mối quan hệ giữa bốn đồ đệ của Đường Tam Tạng là Mỹ Hầu vương tài giỏi và trí tuệ, Trư Bát giới lười nhác và khôn vặt, Sa Tăng cần cù nhẫn nại cùng Tiểu Long Mã trung thành.
Cả bốn nhân vật trên đều là Thần tiên bị đày xuống hạ giới bởi những tội lỗi họ phạm phải trên Thiên đường. Phật Bà Quan Âm đại từ đại bi đã cho họ cơ hội để chuộc tội và trở về quê hương Thần thánh của mình, bằng cách quy y cửa Phật và hộ vệ Đường Tam Tạng trên hành trình gian nan đi thỉnh kinh.
Trong hành trình của mình, những nhân vật chính trong Tây Du Ký đã phải trải qua 81 khảo nghiệm và khó khăn thử thách. Những yêu tinh hay thế lực ma quỷ đã rình rập tìm đủ cách cản trở họ. Chúng đặc biệt muốn bắt sống Đường Tam Tạng, người được tin là có thân thể tinh khiết qua 10 kiếp luân hồi chuyển sinh, nếu ai ăn được sẽ trường sinh bất lão. Tuy nhiên Đường Tăng và các đồ đệ đã vượt qua tất cả những gian truân khổ ải trên để trở về Trung Quốc với kinh Phật.

4. Vì sao Mỹ Hầu Vương sinh ra từ tảng đá Thần

Sinh ra từ tảng đá Thần, Mỹ Hầu Vương may mắn học được 72 phép thần thông biến hóa của một vị Đạo sĩ và được trao biệt danh “Tôn Ngộ Không” có nghĩa là “con khỉ giác ngộ được tính không”.
Tôn Ngộ Không đã dùng phép thần thông học được, gây rối trên Thiên đường và sau bao nỗ lực, Hoàng đế vẫn không thể bắt được con khỉ tài ba này. Cuối cùng Đức Phật đã tới và nhốt Tôn Ngộ Không dưới một ngọn núi trong 500 năm để chờ Đường Tăng tới giải cứu lên đường thỉnh kinh chuộc tội.
Trên đường hộ vệ Đường Tăng, Tôn Ngộ Không đã phát hiện mưu mô xảo quyệt của yêu tinh và không bị quyến rũ trước tiền tài hay sắc đẹp, nhờ đó luôn bảo vệ Sư phụ của mình thoát nạn.
Đường Tam Tạng với tâm từ bi nhưng không có phép thần thông biến hóa, chỉ có đôi mắt trần nên không nhìn rõ chân tướng sự việc, đôi khi nghi oan cho Tôn Ngộ Không và không ít lần rơi vào hiểm nguy suýt mất mạng chỉ vì việc đó.
Đã nhiều lần Đường Tam Tạng nghi oan cho Tôn Ngộ Không, nghe lời xúi bẩy của Trư Bát Giới và bị yêu tinh mê hoặc, đã đuổi và niệm khẩn cô nhi chú để xiết chặt vòng kim cô khiến Tôn Ngộ Không vô cùng đau đớn. Tuy nhiên Tôn Ngộ Không vẫn một lòng trung thành với Đường Tăng để hộ vệ Sư phụ của mình thỉnh kinh mã đáo thành công. Chính vì thế mà về sau Tôn Ngộ Không đã được phong “Đấu Chiến Thắng Phật”

5. Bài học sâu sắc từ Tây Du Ký

Tây Du Ký là tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm nhưng có cách viết rất thân thiện và hài hước, ẩn sâu dưới những câu chuyện nhỏ trong hành trình dài dằng dặc của Đường Tăng và đồ đệ là những bài học cuộc sống sâu sắc, cũng như những quy luật của cuộc đời này.
Mỗi nhân vật trong cuốn tiểu thuyết đều thể hiện mặt tốt và xấu của họ, nhưng về cơ bản cho chúng ta thấy rằng, để đạt được ước mơ của bản thân, cần kiên định và tập trung mọi trí lực, sức lực và nỗ lực cộng tác với nhau nhằm tận dụng sức mạnh tập thể.
Nhân vật Mỹ Hầu vương là biểu tượng của sự thông thái, tài trí, trung thành và nhẫn nại. Tôn Ngộ Không luôn lạc quan, kiên định và quan tâm tới sự an nguy của người khác, luôn dũng mãnh không ngại hiểm nguy để bảo vệ những người yếu đuối cũng như lẽ phải.
Từ đầu tới cuối, Mỹ Hầu vương luôn là một nhân vật giành được tình cảm của độc giả nhất bởi những đức tính đáng quý và dễ thương của mình. Khi nói chuyện Tây Du Ký, ai cũng thấy được Mỹ Hầu Vương còn có khả năng nhận ra kẻ ác và ma quỷ dưới mọi hình thức, giúp chúng ta hiểu rằng khi nhìn nhận một sự vật, hiện tượng, cần xem xét thấu đáo mới có thể hiểu được chân lý. Quan trọng hơn cả, nhân vật Tôn Ngộ Không cho chúng ta thấy rằng tấm lòng Thiện lương và sự Nhẫn nại là điều cần thiết để đem lại vinh diệu cho mỗi người. Hai phẩm chất cao quý đó còn bao gồm sự kiên nhẫn, bền bỉ, khiêm tốn, bao dung và hòa nhã. Có như vậy, con người mới đạt được sức mạnh, sự tôn trọng, phẩm giá và không bao giờ làm ngơ với kẻ ác cũng như hành động xấu xa.

6. Ý nghĩa cái tên của ba đồ đệ trong Tây Du Ký

Người ta thường cho rằng Tây Du Ký là một cuốn tiểu thuyết thần thoại. Theo họ nghĩ, đây là một câu chuyện được thêu dệt. Mặc dù nhiều người thích đọc cuốn sách này, họ nghĩ rằng cuốn sách là một cuốn tiểu thuyết lãng mạn, mang tính văn nghệ và với trí tưởng tượng phong phú.
Kỳ thực, cuốn tiểu thuyết Tây Du Ký dựa trên câu chuyện của hòa thượng Huyền Trang vào thời nhà Đường, người đi sang Tây Trúc thỉnh kinh. Cuốn sách cho thấy sự hiểu biết rất sâu sắc về tu luyện của tác giả và là một câu chuyện về tu luyện.
Ba đồ đệ của Đường Tăng (Đường Tam Tạng) là Tôn Ngộ Không, Sa Ngộ Tĩnh và Trư Ngộ Năng. Tất cả tên của họ đều có chung một chữ “Ngộ”, có nghĩa là “Giác Ngộ” trong tiếng Hoa. “Không” có nghĩa là “ trống không”, “Tĩnh” có nghĩa là “trong sạch” và “Năng” có nghĩa là “công năng”.
Đối với người tu luyện, “Ngộ” là một điều tối quan trọng. Vì con người bị rơi vào cõi mê, chúng ta không thể thấy được cảnh tượng của “Thiên quốc”, “Địa ngục”, và “Phật Đạo Thần” bằng mắt thịt của chúng ta. Chúng ta dựa vào chính cái “Ngộ” của chúng ta mà bước vào con đường tu luyện. Thật khó cho một người không tin vào sự tồn tại của Thần Phật để bước vào con đường tu luyện.
Sau khi một người trở thành người tu luyện, chữ “Ngộ” mang nhiều ý nghĩa hơn. Nó bao gồm cả sự lĩnh hội về Pháp lý mà Sư Phụ đã chỉ dạy, hiểu biết về những phiền phức gặp phải khi va chạm giữa người với người trong xã hội, tại đơn vị công tác và trong gia đình, cũng như nhận thức về nghiệp bệnh và ma nạn mà người đó phải trải qua. Nói một cách khác, “Ngộ” có nghĩa là một người có thể nhận thức mọi thứ theo cái nhìn của một người tu luyện và làm theo những gì mà Sư Phụ đã chỉ dạy.
Hãy nhìn vào các chữ “Không”, “Tĩnh” và “Năng”. Chúng đại biểu cho các tiêu chuẩn tâm tính khác nhau và xác định quả vị mà ba đồ đệ đã đạt được trong tu luyện.
Chữ “Không” có nghĩa là xả bỏ và tống khứ tất cả tâm chấp trước và dục vọng.
Tôn Ngộ Không được sinh ra từ một hòn đá. Anh không có thân thể người thường và được hiện thân thành một con khỉ. Anh không có bất kỳ kinh nghiệm nào của con người và không có nhiều quan niệm của người thường. Anh là một người học hỏi nhanh chóng và linh thông.
Trước khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng, anh đã từng học Đạo với Tổ Sư Bồ Đề, và học được 72 phép thần thông biến hóa cũng như phát triển những công năng phi thường. Rồi anh được luyện trong lò Bát Quái của Thái Thượng Lão Quân trên Thiên đình, và đã luyện thành hỏa nhãn kim tinh, có khả năng nhìn xuyên thấu. Kỳ thực, anh đã đạt được thiên nhãn thông, đạt được con mắt của trí huệ. Mọi loại yêu ma đều phải hiện nguyên hình trước con mắt của anh.
Tôn Ngộ Không trảm yêu trừ ma và bảo vệ sư phụ của anh trong cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh. Anh luôn một lòng kiên định và không hề do dự về cuộc hành trình của họ. Anh không hề cảm thấy đau buồn khi sư phụ của anh bị yêu quái lừa gạt và đổ tội cho anh đã nhầm lẫn, trong khi sư đệ Trư Ngộ Năng nói xấu anh với sư phụ, và ngay cả khi sư phụ đuổi anh đi. Sau khi trở về hang động của mình, anh vẫn luôn lo lắng cho sự an nguy của sư phụ. Anh không hề mang chấp trước về danh, lợi, tình và không còn nhân tâm. Cuối cùng, anh đã thành tựu chính quả, và được Phật Tổ phong làm “Đấu Chiến Thắng Phật”.
Chữ “Tĩnh” là nói về tâm thanh tịnh và trong sạch. Nó cũng mang ý nghĩa là loại trừ đi nhân tâm. Sau khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng, Sa Ngộ Tĩnh đã từ bỏ được rất nhiều ma tính của mình trong quá khứ. Anh dắt ngựa, mang hành lý, làm việc rất cực nhọc và không tỏ ra giận dữ khi bị phê bình. Anh đã theo sư phụ của mình một cách kiên định trong suốt cuộc hành trình tới khi đến đích. Vì công lao của anh không to lớn bằng đại sư huynh, anh chỉ thành tựu ‘Kim Thân La Hán’.
Chữ “Năng” là nói đến công năng và là sản phẩm phụ trong quá trình tu luyện. Tu luyện đích thực là tu tâm và tống khứ đi các chấp trước của người thường. Trư Bát Giới là người có nhân tâm mạnh mẽ nhất trong ba đồ đệ của Đường Tăng. Anh đã từng là tướng trên Thiên đình. Do khởi sắc tâm với Hằng Nga, anh đã bị đánh hạ từ Thiên đình xuống thế giới con người và phải mang thân heo. Nhưng sắc tâm của anh vẫn không hề thay đổi sau khi anh đến thế giới con người.
Trong cuộc hành trình sang Tây Thiên, anh đã từng muốn bỏ cuộc để cưới một thiếu nữ xinh đẹp tại Cao Lão Trang. Khi họ đến Nữ nhân quốc, anh không muốn ra đi và thậm chí còn khuyên cả sư phụ của mình lưu lại. Khi hộ giá sư phụ sang Tây Thiên, anh đã tỏ ra không kiên định và từng khuyên mọi người bỏ cuộc và quay trở về. Ngoài ra, anh còn có những tâm chấp trước khác như ham tiền, tham ăn, tham ngủ, và tật đố. Anh thường nói xấu Ngộ Không trước mặt sư phụ. Anh vẫn còn rất nhiều nhân tâm. Cuối cùng, anh đã không tu thành chính quả. Anh chỉ trở thành “Tịnh Đàm Sứ Giả” chịu trách nhiệm về thức ăn tại Tịnh Đàm. Anh còn than phiền với Phật Tổ: “Tất cả họ đều thành Phật, tại sao tôi chỉ trở thành sứ giả?”. Phật Tổ nói rằng bởi vì anh quá tham ăn.
Là một người tu luyện, bất cứ chấp trước nào của người thường sẽ ngăn cản người đó trở về thiên thượng.
Dưới đây là hình ảnh tạo hình của các nhân vật trong “Tây Du Ký” qua các phiên bản khác nhau. Dĩ nhiên không phiên bản nào qua được bản đầu tiên năm 1986 của đạo diễn Dương Khiết, với sự góp mặt của Lục Tiểu Linh Đồng trong vai Tôn Ngộ Không, Đường Tăng do Uông Việt, Từ Thiếu Hoa, và Trì Trọng Thụy thay nhau thủ vai, Trư Bát Giới do Mã Đức Hoa đóng và cuối cùng là Sa Tăng do Diêm Hoài Lễ thủ vai.



Tôn Ngộ Không qua các phiên bản 1986 – 2009 – 2010

Sư phụ Đường Tam Tạng


Trư Bát Giới

Sa Tăng

Ngựa Bạch Long

Hồng Hài Nhi

Nhị Lang Thần

Hằng Nga




Văn Thù Bồ Tát

Tháp tháp Lý Thiên Vương Lý Tịnh


Thái Bạch Kim Tinh


Cao Thúy Lan



Ngọc Hoàng



Ngân Giác đại vương

Trư Bát Giới lúc ở nhà Cao lão trang


Thổ Địa

Thiết Phiến công chúa – vợ Ngưu Ma Vương

Tây Lương nữ quốc

Quan Âm Bồ Tát

7 nhền nhện tinh

Ngưu Ma Vương


Na Tra Thái Tử
Source: Bookaholicvn

No comments:

Post a Comment